<meta name="google-site-verification" content="MvQ4_UgP4RWfZpAB_FlXq4AgXAxt_3QuJyfPTYzX9jc"/> <meta name="google-site-verification" content="7xjPzKQLsp6jKwioNbB56EHBm0WmDLGXO-9smSqTcbA" />

Công trình

Thiết kế nội thất

Quy trình cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Mời mọi người tham khảo quy trình cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Quy trình cấp giấy phép xây dựng nhà ở ?

1. Trường hợp được miễn giấy phép xây dựng:

- Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

- Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

- Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

- Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

- Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

2. Giấy phép xây dựng gồm:

a) Giấy phép xây dựng mới;

b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

c) Giấy phép di dời công trình.

- Nội dung của giấy phép:

+ Tên công trình thuộc dự án.

+ Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

+ Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

+ Loại, cấp công trình xây dựng.

+ Cốt xây dựng công trình.

+ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

+ Mật độ xây dựng (nếu có).

+ Hệ số sử dụng đất (nếu có).

+ Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định trên còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

- Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng, nếu quá thời hạn phải xin gia hạn giấy phép. Gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 12 tháng.

3. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ

- Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014;

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định

+ Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Bản vẽ thiết kế xây dựng;

- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

- Thời gian cấp phép: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn..

.- Thẩm quyền cấp: Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý

2.5. Hồ sơ cấp phép sửa chữa, cải tạo công trình

- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

- Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

- Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa

2.6. Điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Trong quá trình xây dựng có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị th5ộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

- Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:

+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

+ Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;

+ Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường

Bài viết khác:

Điểm khác biệt giữa sổ hồng nhà đất và sổ hồng chung cư

Điểm khác biệt giữa sổ hồng nhà đất và sổ hồng chung cư

Xem thêm

Một số tiêu chuẩn thi công của chúng tôi về việc chống thấm mà mọi người nên tham khảo

Cách xử lý nhà bị thấm nước đơn giản nhanh chóng nhất Những vết nước loang lổ, lớp sơn bong tróc trên trần nhà mỗi khi mùa mưa đến. Chúng gây ra cho chúng ta không ít phiền toái. Thay vì việc mà chúng ta mất quá nhiều thời gian để “thấm tới đâu – chống tới đó”. Thì tại sao chúng ta không đi tìm hiểu qua về nguyên nhân trần nhà bị thấm? Và cách xử lý trần nhà bị thấm nước ra sao? Để có thể tự mình khắc phục được tình trạng đó một cách triệt để nhất mà không cần tốn kém nhờ đến sự giúp đỡ của đội ngũ chống thấm. Sau đây Đại Thành sẽ trình bày một số tiêu chuẩn thi công của chúng tôi để quý khách hàng yên tâm

Xem thêm

Xây nhà trong 2 năm có được không?

Trước khi xây nhà Chủ Đầu Tư thường đặt câu hỏi có nên xây nhà hai năm không? Xem xét phong thủy xây nhà cũng là một trong những việc quan trọng và cần thiết đối với gia chủ trước khi xây nhà. Phong thủy có vai trò to lớn, nhưng nó chỉ là yếu tố phụ quyết định sự thành bại của con người.

Xem thêm

CÓ NÊN ĐỔ BÊ TÔNG CỐT THÉP NỀN TẦNG TRỆT KHI XÂY NHÀ?

CÓ NÊN ĐỔ BÊ TÔNG CỐT THÉP NỀN TẦNG TRỆT KHI XÂY NHÀ HAY KHÔNG ? 1. Tại sao phải đổ bê tông cốt thép sàn tầng trệt?  Tác dụng của việc đổ bê tông cốt thép tầng trệt là giúp cho nền móng vững chắc, chịu được tải trọng lớn và không bị sụt lún. Những căn nhà trên đất ruộng, bùn lầy (Nhà Bè, Bình Chánh, ...) có nguy cơ sụt lún phải đổ bê tông cốt thép tầng trệt, Các nền nhà chịu tải trọng xe hơi, xe tải, máy móc hoạt động thì nên đổ  bê tông cốt thép tầng trệt.

Xem thêm

[Chia sẻ] Mẫu nhà 2 tầng  không thể bỏ qua

[Chia sẻ] Mẫu nhà 2 tầng  không thể bỏ qua Xây dựng nhà 2 tầng đang là lựa chọn của nhiều chủ đầu tư bởi sự tiện nghi, vẻ đẹp kiến trúc và chi phí xây dựng hết sức phải chăng. Nếu đang tìm kiếm một mẫu nhà 2 tầng cho mình, mời bạn tham khảo những mẫu sau đây của chúng tôi. Với đội ngũ KTS dày giạn kinh nghệm, ĐẠI THÀNH luôn mong muốn mang đến những công trình tuyệt vời nhất, ưng ý nhất cho các chủ đầu tư. Với ngân sách xây dựng chỉ từ 700tr, chắc chắn, những mẫu nhà 2 tầng dưới đây sẽ khiến bạn hài lòng.

Xem thêm

CÓ NÊN LÁT GẠCH SÀN MÁI HAY KHÔNG? VÀ CHI PHÍ NHƯ THẾ NÀO?

CÓ NÊN LÁT GẠCH CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG HAY KHÔNG? Sân thượng hay mái bằng - được coi là mái che, che mưa che nắng cho ngôi nhà. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngôi nhà của bạn và đảm bảo chất lượng của nó. Một trong những vấn đề thường gặp đối với sân thượng là nứt và đặc biệt là hiện Thấm Nước. Chính vì vậy vấn đề chống thấm sân thượng ngày càng trở nên quan trọng. Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến là lát gạch chống thấm sân thượng. Nhưng liệu giải pháp này có thực sự tốt và hiệu quả? Hoặc vẫn có những giải pháp tuyệt vời.

Xem thêm